Giới thiệu về Chùa cổ Hải Tạng Cù Lao Chàm mới nhất 2024

Cù Lao Chàm không chỉ nổi tiếng bởi khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, bãi biển đẹp mà còn có những địa điểm tâm linh rất thu hút du khách. Một trong số đó phải nhắc đến chùa cổ Hải Tạng Cù Lao Chàm với rất nhiều điều đặc biệt ẩn sau đó. Cùng Qta.org.vn tìm hiểu xem ngôi chùa cổ này ở đâu và những điều thú vị xoay quanh ngôi chùa này nhé.

chùa cổ hải tạng cù lao chàm
Chùa cổ Hải Tạng với kiến trúc cổ kính, trang nghiêm

Tổng quan chung về chùa cổ Hải Tạng Cù Lao Chàm

Chùa cổ Hải Tạng là một công trình kiến trúc thờ thần Phật được xây dựng để đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của dân đảo Cù Lao Chàm. Đồng thời, cũng là địa điểm tín ngưỡng của các phật tử gần xa nhằm cầu mong sức khỏe, phát đạt trong buôn bán.

Chùa Hải Tạng nằm ở đâu? 

Chùa Hải Tạng là một ngôi chùa ở Cù Lao Chàm, thuộc thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Vị trí chính xác của ngôi chùa này nằm tại Xóm Cốm, sát dưới chân núi phía Tây của đảo Hòn Lao, thuộc xã Tân Hiệp, thành phố Hội An, cách biển Cửa Đại khoảng 15km.

chùa cổ hải tạng cù lao chàm
Chùa Hải Tạng nhìn từ khu dân cư Cù Lao Chàm

Được biết, chùa có vị trí phong thủy rất lý tưởng: phía sau lưng tựa vào núi, mặt tiền hướng về núi Bà Mộc, phía trước nhìn thẳng là thung lũng với khu dân cư và cánh đồng xanh mướt, xa xa là đất liền phố cổ Hội An.

Chùa Hải Tạng xây dựng năm nào?

Chùa cổ Hải Tạng Cù Lao Chàm được xây dựng vào năm Cảnh Hưng thứ XIX (năm 1758). Thuở sơ khai, ngôi chùa này chỉ là một am tranh nhỏ để ngài Hương Hải thiền sư tu hành.

Tuy nhiên, đến đời đệ tử thứ 4 của ngài tên là Hải Lượng Đại sư đã cho vận động xây nên chùa cổ và đặt tên là chùa Hải Tạng.

chùa cổ hải tạng cù lao chàm
Ra đời từ năm 1758, đến nay chùa vẫn giữ lại được lối kiến trúc cổ xưa

Sau đó, vì có bão lớn làm chùa bị hư hại năng nên đã dời về vị trí hiện tại vào năm 1848. Đến nay, chùa vẫn đang được sửa chữa, cải tạo khang trang để phục vụ cho hoạt động tham quan và tín ngưỡng của du khách gần xa.

Một số truyền thuyết về chùa Hải Tạng linh thiêng

Theo lời những bậc cao niên ở thôn Bãi Làng trên đảo Cù Lao thì các cây cột vốn dĩ được đem từ ngoài Bắc để vào xây một ngôi chùa nào đó trong miền Nam. Tuy nhiên, khi đi ngang qua đảo Cù Lao Chàm thì trời tối nên phải neo thuyền lại nghỉ.

chùa cổ hải tạng cù lao chàm
Có nhiều truyền thuyết linh thiêng được truyền miệng liên quan tới ngôi chùa cổ kính này

Trời sáng, thuyền chuẩn bị lên đường nhưng biển đột nhiên dậy sóng, khiến thuyền cứ xoay tròn và không thể nào đi ra khỏi đảo được. Sau đó, người của đoàn thuyền đã khấn nguyện và dùng số gỗ đó làm nên chùa cù lao ở đây.

Chính vì vậy, tên chùa cũng mang ý nghĩa đặc biệt: Hải nghĩa là biển, Tạng nghĩa là kinh mang ý nghĩa chùa là nơi hội tụ kinh tạng mênh mông như biển cả. Hoặc có thể hiểu kinh tạng của chùa được hội tụ từ rất nhiều con đường trên biển.

Xem thêm: Giới thiệu về Bảo tàng biển Cù Lao Chàm mới nhất 2024

Chùa cổ Hải Tạng Cù Lao Chàm có gì đặc biệt?

Men theo những con đường ngoằn ngoèo, du khách sẽ được đặt chân đến chùa Hải Tạng trầm mặc cổ kính. Ngôi chùa này có rất nhiều điều đặc biệt mà du khách nhất định không thể bỏ lỡ. Đó là:

– Ngôi chùa với 4 “không”

Trải qua nhiều thăng trầm thời gian, chùa Hải Tạng vẫn sừng sững, uy nghi giữa đất trời. Ngôi chùa này tới nay vẫn rất nổi tiếng với “4 không”:

  • Không trụ trì: Sau khi hòa thượng Thích Hải Tạng, trụ trì của chùa qua đời thì đến nay chùa cổ Hải Tạng Cù Lao Chàm được quản lý bởi ban trị sự của địa phương. 
  • Không vàng mã: Chùa không đốt vàng mã mà thay vào đó du khách có thể tới chùa thắp hương để cầu an.
chùa cổ hải tạng cù lao chàm
Du khách tới đây có thể thắp hương cầu an
  • Không điện đèn: Chùa không đốt đèn, điện như những ngôi chùa khác.
  • Không sư sãi: Tới chùa, du khách sẽ không thấy bóng dáng của các sư sãi mà chỉ thấy có hai vợ chồng già sinh sống ở gian gần đó và chịu trách nhiệm trông nom chùa. Họ thường vào rừng cắt các loại lá cây phơi khô để bán cho khách du lịch mua về uống thay trà.

– Quả đại hồng chuông có 1-0-2

Chùa cổ Hải Tạng Cù Lao Chàm còn được biết đến là nơi lưu giữ quả hồng chuông lớn có điêu khắc 4 chữ “Song long triều dương”.

Trên chuông còn được chạm khắc hình con rồng, điều đặc biệt là con rồng này chỉ có 4 cân, có vẩy, dáng cong, râu dài và đầu rất uyển chuyển.

chùa cổ hải tạng cù lao chàm
Quả đại hồng chuông với họa tiết có từ thời Lê sơ

Theo mô tả thì con rồng này có phong cách của những năm đầu thời Lê sơ, đồng nghĩa là quả chuông này có thể có niên đại trước cả năm xây chùa.

– Nhiều sự kiện đặc sắc

Hàng năm, chùa Hải Tạng tổ chức rất nhiều hoạt động lớn như: Cúng cầu an vào 15 tháng 1, lễ Phật đản vào 15 tháng 4, lễ Vu Lan vào 15 tháng 7, lễ vía Quan thế âm vào các ngày 19 tháng 2, 19 tháng 6 và 19 tháng 9.

chùa cổ hải tạng cù lao chàm
Chùa cổ Hải Tạng tổ chức nhiều lễ hội trong năm cho các Phật tử tham gia

Bên cạnh đó, chùa còn có các buổi sinh hoạt dành cho các Phật tử diễn ra vào các buổi chiều thứ 7 hàng tuần. Phật tử sẽ tới đây sinh hoạt và đọc kinh niệm phật.

Giờ mở cửa và giá vé tham quan chùa cổ Hải Tạng Cù Lao Chàm

Chùa Hải Tạng mở cửa cho du khách vào tham quan, viếng chùa từ 8h sáng đến 17h chiều hàng ngày. Thông thường, khách du lịch từ đất liền lên tới đảo sẽ đến chùa cầu an vào khoảng buổi sáng, sau đó sẽ có lịch trình tham quan các địa điểm khác ở Cù Lao Chàm.

chùa cổ hải tạng cù lao chàm
Chùa mở cửa mỗi ngày để du khách tự do tham quan, chụp hình

Giá vé tham quan chùa là bao nhiêu? Theo Qta.org.vn được biết thì chùa cổ Hải Tạng Cù Lao Chàm không thu vé tham quan. Vì thế, du khách được phép tham quan tự do mà không phải trả bất kỳ khoản phí nào hết.

Cách di chuyển đến chùa cổ Hải Tạng Cù Lao Chàm

Vì chùa nằm trên đảo Cù Lao Chàm, cách thành phố Hội An 23km, cách cảng Cửa Đại 15km nên du khách ở xa sẽ phải di chuyển 2 lần mới tới được chùa. Cách thức di chuyển như sau:

Cách di chuyển từ Hội An, Đà Nẵng ra đảo Cù Lao Chàm

Từ Hội An, Đà Nẵng bạn sẽ cần di chuyển ra cảng Cửa Đại để có thể lên tàu hoặc cano ra đảo Cù Lao Chàm. Phương tiện thuận tiện để bạn đi ra cảng có thể là: xe máy, xe ô tô, xe khách…

chùa cổ hải tạng cù lao chàm
Từ cảng Cửa Đại du khách có thể ngồi cano để ra đảo Cù Lao Chàm

Khi tới cảng, du khách sẽ mua vé để ra đảo và ghé thăm chùa cổ Hải Tạng Cù Lao Chàm. Nếu muốn thuận tiện hơn thì có thể lựa chọn tour Cù Lao Chàm 1 ngày sẽ có hướng dẫn viên đưa du khách đến tận nơi.

Cách di chuyển đến từ cảng đến chùa ở Cù Lao Chàm

Từ cảng Cửa Đại, du khách có thể đi tàu gỗ khoảng chừng 2 tiếng để ra tận đảo. Hoặc có thể chọn đi cano cao tốc với giá vé tầm 350.000đ và chỉ mất từ 15 – 20 phút là ra tới nơi.

Chùa nằm cách cầu Cảng – Bãi Làng không xa nên du khách có thể chọn 1 trong hai phương án:

chùa cổ hải tạng cù lao chàm
Du khách có thể đi bộ men theo con đường nhỏ để vào chùa
  • Đi bộ: Sau khi cập bến Bãi Làng, du khách sẽ men theo con đường nhỏ ở Xóm Cấm khoảng 300m là vào tới chùa. Con đường khá ngoằn ngoèo nên sẽ cần có người chỉ dẫn để không bị lạc nhé.
  • Đi xe máy: Nếu đi tự túc, bạn có thể thuê một chiếc xe máy có giá từ 120k – 150k/ngày để khám phá chùa cũng như các địa điểm khác trên đảo.

>> Gợi ý: Du lịch Cù Lao Chàm: Kinh nghiệm đi tự túc giá rẻ nhất 2024

Nên đi chùa cổ Hải Tạng Cù Lao Chàm vào thời gian nào?

Chùa cổ Hải Tạng mở cửa cho du khách địa phương và khách du lịch đến vãn cảnh chùa mỗi ngày. Vì thế, du khách có thể ghé chùa bất cứ lúc nào trong năm. Thời gian lý tưởng nhất để bạn đi đảo Cù Lao Chàm và ghé thăm chùa là vào mùa khô.

chùa cổ hải tạng cù lao chàm
Du khách có thể tham quan chùa vào lúc tiết trời mát mẻ, khô ráo

Thời tiết ở đảo lúc này mát mẻ, thoáng đãng, ít mưa nên thuận lợi cho tàu và cano hoạt động. Đặc biệt, bạn có thể đi vào các ngày rằm, mồng 1, ngày lễ để tới viếng chùa và tham gia vào các hoạt động lễ hội của chùa cổ Hải Tạng Cù Lao Chàm.

Du khách nên hạn chế di chuyển vào mùa mưa bão, thời tiết lúc này khá xấu và tàu thuyền cũng bị cấm ra đảo. Do đó, bạn muốn đi đến chùa cũng sẽ rất khó khăn.

Khám phá kiến trúc độc đáo của chùa cổ Hải Tạng Cù Lao Chàm 

Không chỉ thu hút khách du lịch bằng những nét đặc biệt riêng, chùa Hải Tạng Cù Lao Chàm còn khiến du khách ngỡ ngàng bởi những nét kiến trúc vô cùng độc đáo.

+ Cổng tam quan

Bước chân vào chùa cổ Hải Tạng Cù Lao Chàm, du khách sẽ được ngắm nhìn cổng tam quan mang đậm nét kiến trúc xưa. Tam quan chùa gồm 4 trụ biểu cao khoảng 5 mét, chop trụ có khối tạc hình hoa sen rộng khoảng 1,5 mét.

chùa cổ hải tạng cù lao chàm
Cổng tam quan của chùa với 3 lối đi riêng biệt

Cổng tam quan chùa được chia làm 3 với 1 lối đi chính và 2 lối đi nhỏ hơn hai bên. Các lối đi này được thiết kế kiểu mái vòm, có bờ hồi và bờ nóc được đắp nổi bằng nhiều đường nét mềm mại, uốn lượn. Bên trên cổng được lợp bằng mái ngói âm dương.

Cổng tam quan được kết nối bằng bức tường đá thiết kế trang nhã bao bọc xung quanh. Bức tường này còn được trang trí bằng những nét hoa văn tinh tế, gọn gàng, bao quanh khu vực và khuôn viên chùa. 

+ Chính điện chùa

Chính điện hay chánh điện được xây dựng bởi nhiều hàng cột lớn bằng gỗ lim chắc chắn, bề thế. Hầu hết các kèo gỗ của chính điện chùa cổ Hải Tạng Cù Lao Chàm đều được chạm trổ bằng nhiều hoa văn, đồ án tính xảo. 

chùa cổ hải tạng Cù Lao Chàm
Không gian chính điện của chùa Hải Tạng

Khi nhìn vào, du khách sẽ thấy những nét vẽ này làm tăng tính thẩm mỹ cho chính điện, đồng thời làm giảm đi sự nặng nề của toàn bộ khung chịu lực này.

Đi sâu vào hiên chùa khoàng 2,5 mét chính là hệ thống cửa, thượng song hạ bản với 3 bộ, mỗi bộ sẽ gồm 4 cánh ngăn không gian nội thất với không gian bên ngoài.

+ Nội thất chính điện

Một kiến trúc nổi bật khác của chùa cổ Hải Tạng Cù Lao Chàm chính là phần nội thất chính điện. Du khách sẽ thấy hệ thống câu đối, hoành phi sơn son thếp vàng uy nghi. Bên cạnh đó hệ thống tượng thờ vô cùng đồ sộ trên bàn hương án.

Ở gian giữa bên trong chính điện thờ 3 pho tượng Tam thế Phật, gian giữa thờ Đại Tạng Vương Bồ Tát. Bên phải thờ Tam thánh Quan Công, Châu Xương và Lưu Bình. Hai bên chính điện còn thờ Long Thần, Hộ Pháp và có bia đá khắc bằng chữ Hán.

chùa cổ hải tạng cù lao chàm
Chánh điện chùa với bộ tượng Tam thế đời Cảnh Hưng

Quan sát phía sau chính điện, du khách còn thấy bàn thờ Tổ sư Đạt Ma, tay cầm cuốn thư. Những pho tượng ở chùa đều được làm bằng chất liệu gỗ, sơn son thếp vàng và có năm ra đời cùng năm với ngôi chùa.

+ Tượng Bồ Tát Quan Âm

Bước qua cổng Tam Quan chùa cổ Hải Tạng Cù Lao Chàm, du khách sẽ được nhìn thấy tượng Bồ Tát Quan Âm cao sừng sững đứng trên đài sen, bao quanh là một hồ sen nhỏ. Mặt của Bồ Tát Quan Âm hướng về phía biển Đông như đang che chở cho cuộc sống của những ngư dân trên đảo.

chùa cổ hải tạng cù lao chàm
Tượng Quan Âm Bồ Tát ngự tọa giữa hồ sen

Vào mùa hè, sen ở chùa cổ sẽ bắt đầu nở rộ, khoe sắc và tòa mùi hương thơm ngát. Du khách khi đặt chân tới đây sẽ được tận hưởng hương thơm ngan ngát và cảm thấy được sự yên bình, thanh tịnh mà ngôi chùa này mang lại.

Chùa cổ Hải Tạng Cù Lao Chàm có nằm trong lịch trình tour 1 ngày không?

Vì là một địa điểm  du lịch nổi tiếng của đảo Cù Lao Chàm nên ngôi chùa này luôn nằm trong danh sách lịch trình tour Cù Lao Chàm 1 ngày của các công ty du lịch. 

chùa cổ hải tạng cù lao chàm
Trong lịch trình tour Cù Lao Chàm luôn có tham quan chùa cổ

Chùa cổ Hải Tạng Cù Lao Chàm trở thành điểm đến tâm linh của du khách với nét kiến trúc độc đáo, vẻ đẹp cổ kính, yên bình. Bạn có thể tới đây theo tour, vừa tham quan, vừa có thể chụp hình và nghe về lịch sử của ngôi chùa nổi tiếng này.

Gợi ý các địa điểm tham quan  gần chùa cổ Hải Tạng Cù Lao Chàm

Bên cạnh địa danh chùa Hải Tạng, Cù Lao Chàm con có vô số những địa điểm tham quan nổi tiếng khác mà du khách nhất định phải ghé đến. Dưới đây, Qta.org.vn sẽ gợi ý cho bạn một số địa điểm như sau:

Các bãi biển Cù Lao Chàm

Cù Lao Chàm có rất nhiều bãi biển đẹp  như Bãi Chồng, bãi Hương, Bãi Xếp, Bãi Ông… Những bãi biển này có bờ biển đẹp, cát trắng mịn màng, nước biển trong xanh.

Tới đây, du khách sẽ được hòa mình vào làn nước mát, thỏa thích bơi lội và chơi các trò chơi trên biển. Đừng quên check in nhiều tấm hình đẹp ở đây nhé.

chùa cổ hải tạng cù lao chàm
Bãi Xếp Cù Lao Chàm với vẻ đẹp hoang sơ, thơ mộng

Miếu tổ nghề Yến

Tương tự như chùa cổ Hải Tạng Cù Lao Chàm, miếu tổ nghề Yến cũng là một địa điểm tham quan tâm linh. Miếu được xây dựng từ thế kỷ 19, là nơi thờ tổ nghề Yến và các vị thần bảo hộ.

chùa cổ hải tạng cù lao chàm
Miếu tổ nghề Yến, một địa điểm tâm linh ở Cù Lao Chàm

Du khách sẽ được tham quan miếu, ngắm cây Di Sản có tuổi thọ hơn 200 năm. Đồng thời, còn có thể tham gia vào lễ Tế tổ nghề Yến đặc sắc hoặc thưởng thức các món từ yến như rượu yến, yến chưng…

Chợ Tân Hiệp

Đây là khu chợ duy nhất của đảo Cù Lao Chàm, nằm ngay kế bên bến tàu Bãi Làng. Tới đây, bạn sẽ được tìm hiểu thêm về nhịp sống của ngư dân địa phương, thưởng thức các món đặc sản.

Ngoài ra, bạn có thể mua sắm các loại hải sản tươi, hải sản khô, đặc sản khô và các món quà lưu niệm độc đáo khác.

chùa cổ hải tạng cù lao chàm
Quầy bán đồ lưu niệm, đồ khô ở chợ Tân Hiệp

>> Gợi ý đọc thêm: Top 15 địa điểm du lịch Cù Lao Chàm đẹp nhất hút du khách

Tham quan chùa cổ Hải Tạng Cù Lao Chàm và kinh nghiệm cần biết

Là một địa điểm tâm linh nổi tiếng trên đảo Cù Lao Chàm, du khách tới đây có thể tự do đi lại, ngắm cảnh, chụp hình, cầu bình an. Tuy nhiên, nếu lần đầu đặt chân tới chùa, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Khi tham quan chùa, bạn nên có thái độ tôn nghiêm, không đùa giỡn, reo hò, gây ồn ào mất trật tự trong chùa và gây ảnh hưởng đến người khác.
  • Đi chùa bạn nên chú ý việc ăn mặc, không nên mặc quá hở hang, quần hoặc váy quá ngắn hoặc những bộ đồ thiếu vải. Điều này cũng thể hiện thái độ trang nghiêm, tôn trọng khi bạn đến chùa cổ Hải Tạng Cù Lao Chàm đấy.
  • Chùa có những quy định riêng về thờ tự, giờ sinh hoạt nên bạn hãy chú ý tuân thủ cho đúng. Nếu đi tour, bạn sẽ được hướng dẫn viên lưu ý và chỉ dẫn kỹ về những điều này.
chùa cổ hải tạng cù lao chàm
Chùa là nơi trang nghiêm, tôn kính vì thế hãy ăn mặc chỉnh tề, trang nghiêm
  • Trong chùa có phục vụ nước lá rừng để bạn uống thử và có lá rừng khô để mua về làm quà. Bạn có thể mua 1 túi để ủng hộ người trông chùa cũng được nhé.
  • Bạn đừng quên thắp hương khấn Phật để cầu bình an, may mắn cho gia đình, bản thân. Tuy nhiên, nhớ là không được đốt vàng mã ở đây.
  • Nếu bạn đi tự túc thì không cần quá lo lắng về đường đi đến chùa, vì chùa khá là gần. Nếu cần, hãy hỏi người dân địa phương sẽ được chỉ dẫn chu đáo, tận tình nhất.

Vẻ đẹp tâm linh của chùa cổ Hải Tạng Cù Lao Chàm đã góp phần đem đến cho cảnh sắc sắc của hòn đảo trở nên hiền hòa, thanh tịnh hơn. Từ bao đời nay, ngôi chùa đã đi vào tâm thức của người dân, trở thành một phần không thể tách rời của vùng đất thiêng liêng Hội An – Quảng Nam. Nếu có dịp, bạn hãy ghé thăm mảnh đất hoang sơ này và tìm một chút an nhiên ở ngôi cổ tự độc đáo này nhé.

Hằng Min – Qta.org.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *